Đinh lăng là một trong những loài cây cảnh rất cần thiết đối với gia đình vừa có thể làm cảnh, bên cạnh đó tất cả các bộ phân trên cây đinh lăng đều sử dụng được.
Mỗi nhà từ thành thị đến nông thôn nên trồng cây thuốc đinh lăng để dùng khi cần thiết. Đinh lăng còn được gọi là cây sâm của những người nghèo – đây là tên do Hải Thượng Lãn Ông đặt, bởi vì đinh lăng cũng rất dễ trồng và gần gũi với đời sống người nông dân Việt Nam.
Thành phần của cây đinh lăng
Đinh lăng hay còn gọi nam dương sâm có tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms (Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum (L) Miq., Tieghentopanax fruiticosus (L.) R. Vig. thuộc họi Nugx gia bì.
Tác dụng
Tất cả bộ phận của cây Đinh Lăng đều dùng làm thuốc được. Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ và làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Trong rễ đinh lăng có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong các nghiên cứu của Học viện quân sự trong y học hiện đại, Đinh Lăng tạo ra sự dẻo dai trong hoạt động của cơ bắp con người. Do vậy, nó là một trong những nguyên tố quan trọng trong chế độ ăn uống giúp cường độ luyện tập của vận động viên hoặc cho bộ đội hành quân xa, luyện tập trong điều kiện khắc nghiệt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.